TƯỚI TỰ ĐỘNG CHO CÂY NA (MÃNG CẦU TA)
Nhắc đến hoa quả mùa thu người ta sẽ nhớ tới đầu tiên là trái na, nhất là đối với những người có nguồn gốc từ Bắc Bộ hay Bắc Trung Bộ. Cái tên quen thuộc gợi lên không khí mát dịu của mùa thu và cái hiền lành, cái ngọt ngào của đất mẹ. Trái na có vị ngọt thanh, hương thơm mát với từng múi thịt mềm, săn chắc, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Được biết loại trái cây này giúp cải thiện chức năng của tim, trị táo bón và rất tốt cho não bộ.
Tới hiện tại thì cây na (hay còn gọi là mãng cầu ta) đã được gây trồng ở khắp mọi miền đất nước và cho thu hoạch quanh năm. Ngày càng nhiều bà con nông dân đầu tư trồng na với diện tích lớn và áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc. Trong đó, hệ thống tưới tự động là một công cụ hiệu quả giúp bà con tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cũng như nâng cao năng suất cây trồng.
Trong bài viết này, BONSAIMIENNAM xin được giới thiệu với quý bà con về hệ thống tưới tự động cho cây na và khái quát cách thiết kế, lắp đặt hệ thống.
Hình 1: Na là loại trái cây phổ biến ở nước ta.
1. Những ưu điểm của hệ thống tưới tự động.
Hệ thống tưới tự động cho cây na (mãng cầu ta) có những ưu điểm:
- Hoạt động ổn định, bền bỉ và hiệu quả trong thời gian dài.
- Tưới đúng vị trí và đúng lượng nước cây cần.
- Tia nước rất tơi, mịn, phun đều từ trong ra ngoài.
- Cùng một lúc có thể tưới được cả vườn. Tưới trong thời gian ngắn. Nhờ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Có thể điều chỉnh bán kính và lưu lượng tưới.
- Tiết kiệm tới 80% chi phí nhân công.
- Dễ dàng lắp đặt và vận hành.
- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh hoặc thay đổi các phụ kiện.
- Tiết kiệm lượng nước tưới.
- Có thể kết hợp để tưới phân, tưới thuốc tự động.
Hình 2: Tưới tự động cho cây na (mãng cầu ta) đã và đang mạng lại nhiều lợi ích.
2. Các thành phần của hệ thống tưới tự động cho cây na (mãng cầu ta).
Thông thường một hệ thống tưới na tự động gồm có:
- Bộ trung tâm bao gồm:
+ Máy bơm nước để hút và bơm nước cho khu vườn. Công suất của máy phụ thuộc vào số lượng cây cần tưới.
+ Bộ lọc để lọc tạp chất. Đặc biệt cần thiết đối với những khu vực có nguồn nước nhiều đất, cát và tạp chất.
+ Đồng hồ để đo áp suất và bồn chứa phân/thuốc.
+ Bồn chưa phân/thuốc.
- Hệ thống ống chính (uPVC): Có nhiệm vụ chứa và dẫn nước từ bộ trung tâm tới chia đều cho từng đường ống nhánh. Tùy vào số lượng cây mà đi ống uPVC phù hợp.
- Hệ thống ống nhánh (LDPE): Có nhiệm vụ dẫn nước từ ống chính uPVC đến từng gốc na. tùy theo hàng cây dài hay ngắn mà chọn ống PE phù hợp. Ống PE thường dùng là PE ɸ16mm, PE ɸ20mm, PE ɸ25mm.
- Ống dẫn từ ống nhánh vào béc tưới: Dùng ống PE ɸ6mm.
- Béc tưới tự động: Sử dụng những loại béc đảm bảo tưới đúng vị trí và đúng lượng nước tưới. Ví dụ như dòng sản phẩm BS5000-Plus. Sản phẩm này được đánh giá cao về sự ổn định, hiệu quả và đặc biệt là khả năng tự bảo vệ hỏi sự xâm nhập của côn trùng và miếng chặn bán kính hai tầng.
Riêng với bà con đang trồng na ở địa hình đồi dốc thì nên sử dụng các dòng sản phẩm bù áp như BS5000-Pro Plus.
Hình 3: Các thành phần của hệ thống tưới tự động.
3. Phác thảo sơ đồ thiết kế hệ thống tưới.
Để tránh việc mua thừa, mua thiếu hoặc mua phải các loại vật tư không phù hợp bà con nên phác thảo sơ đồ thiết kế trước khi lắp đặt. Sơ đồ này cần thể hiện chi tiết vị trí đặt các béc tưới, cách đi ống dẫn nước chính, ống phụ, nơi đặt bộ trung tâm… Sơ đồ càng cụ thể bao nhiêu càng dễ dàng hơn cho khâu lắp đặt bấy nhiêu.
Từ việc tiến hành phác thảo sơ đồ hệ thống tưới tự động cho cây na (mãng cầu ta) mà bà con sẽ tính toán được các loại vật tư cần thiết:
- Máy bơm công suất bao nhiêu Hp là đủ,
- Ống uPVC sử dụng loại nào? Cần bao nhiêu ống?
- Ống LDPE sử dụng loại nào? Chiều dài bao nhiêu?
- Cần bao nhiêu béc tưới, bao nhiêu khởi thủy?
Hình 4: Sơ đồ thiết kế hệ thống tưới tự động cho một vườn na (mãng cầu ta).
4. Tiến hành lắp đặt.
Sau khi phác thảo sơ đồ thiết kế hệ thống, chúng ta tiến hành lắp đặt hệ thống tưới tự động theo sơ đồ này. Quá trình lắp đặt sẽ theo các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước.
- Bước 2: Lắp đặt bộ trung tâm.
- Bước 3: Làm đường ống chính.
- Bước 4: Làm đường ống phụ.
- Bước 5: Chuẩn bị nguyên bộ béc tưới.
- Bước 6: Gắn bộ béc vào vị trí tưới và kết nối với ống phụ.
- Bước 7: Kiểm tra, vận hành thử.
Hình 5: Hệ thống tưới tự động cho cây na cũng rất dễ lắp đặt và vận hành.
5. Một số kết quả đạt được.
Hiện tại, đã có rất nhiều bà con nông dân lắp đặt hệ thống tưới tự động cho cây na (mãng cầu ta) và thu lại những kết quả tích cực. Nhờ hệ thống này mà việc chăm sóc vườn na đã trở nên dễ dàng hơn. Bà con tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Bên cạnh đây nhờ việc tưới đúng vị trí, tưới đúng lượng nước và tưới trong thời gian ngắn cho cả diện tích rộng mà đã tiết kiệm được rất nhiều tiền điện, tiền nước và năng suất cũng được nâng cao hơn 20%.
Hình 6: Với hệ thống tưới tự động, bà con sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã giới thiệu sơ qua với bà con về hệ thống tưới tự động cho cây na (mãng cầu ta). Nếu bà con còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay tới đội ngũ chuyên gia của BONSAIMIENNAM.
Ngoài ra, nếu bà con muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm BS5000plus hoặc đặt mua thì có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Chúc bà con sẽ lắp đặt được cho mình một hệ thống tưới tự động như ý và có những vụ mùa bội thu.
Với BONSAIMIENNAM, hãy tưới theo cách của bạn.
Tin tức khác
- HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TƯỚI CHO VƯỜN DỪA DÀI 509M TẠI CÀ MAU (01-07-2020)
- TƯỚI PHUN MƯA CỤC BỘ DƯỚI TÁN CHO CÂY MÍT (30-01-2020)
- TƯỚI PHUN MƯA CỤC BỘ CHO CÂY CHUỐI (21-06-2019)
- PHUN THUỐC TỰ ĐỘNG CHO CÂY SẦU RIÊNG (24-05-2019)
- CHỌN HỆ THỐNG TƯỚI CHO CÂY BƯỞI (29-08-2017)
- PHUN THUỐC TỰ ĐỘNG CHO CÂY MÍT (25-05-2019)
- PHUN THUỐC TỰ ĐỘNG CHO CÂY BƠ (24-05-2019)
- PHUN THUỐC TỰ ĐỘNG CHO CÂY BƯỞI (26-05-2019)