TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY LỰU
Không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn, lựu còn có tác dụng làm đẹp, cải thiện chuyện phòng the, phục hồi và bảo vệ gan, thận, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư vú, ngừa các bệnh tim mạch
Thông tin chi tiết
TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY LỰU
Sau đây mời các bạn tham khảo cách trồng và chăm sóc cây lựu để chọn được hệ thống tưới thích hợp
1. Trồng cây
Khi mua cây giống về, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây. Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ.
Nhiều nông hộ chọn lưu để làm kinh tế gia đình
2. Chăm sóc
Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phủ gốc lựu bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 - 2 và vụ thu tháng 8 - 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ. Một năm xới gốc 2 - 3 lần.
Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn.
Sau khi trồng được 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó, cứ khoảng 1 - 2 tháng bón 1 đợt.
Ngoài giải khát, lựu còn có tác dụng làm đẹp, cải thiện chuyện phòng the, phục hồi và bảo vệ gan, thận.
3. Tưới cho cây lựu
Cây cần đủ nước trong quá trình sinh trưởng đặc biệt là mùa xử lý trái cho cây lựu. Hệ thống tưới nhỏ giọt là lựa chọn hàng đầu với các ưu điểm tạo vùng rể tích cực cho cây lựu, chăm phân qua hệ thống giúp tiết kiệm chi phí nhân công và giảm thất thoát nước cũng như phân thuốc. Với hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước nên chỉ cần máy công suất nhỏ là tưới được diện tích lớn nên tiết kiệm đáng kể chi phí ống dẫn giảm chi phí đầu tư. Nhờ chức năng bù áp mà hệ thống tưới nhỏ giọt áp dụng được các vùng đất đồi dốc lớn mà vẫn đảm bảo đồng đều lượng nước giữa các cây.
Tưới nhỏ giọt cho cây lựu
4. Thu hoạch
Lựu cho thu hoạch từ khi đậu trái khoảng 2 tháng. Lựu trắng khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hồng. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế.